Bạn có bao giờ gặp khó khăn khi làm dạng đề IELTS Reading dạng Gap Filling? Bạn có từng hoang mang khi không hiểu bài đọc, không biết điền thông tin nào vào chỗ trống. Đừng lo lắng, bài viết hôm nay sẽ giúp bạn trở nên”master” với dạng bài này.
1.Gap Filling là dạng đề gì?
Gap Filling là dạng đề thường xuyên xuất hiện trong các bài đọc. Với dạng đề này, bạn cần đọc cả đoạn văn, hiểu ý và điền các từ còn thiếu vào đoạn tóm tắt. Có khi đề bài sẽ cho bạn một bảng với các từ vựng khác nhau và bạn chỉ cần chọn từ để điền. Nhưng cũng có trường hợp đề sẽ không cho từ mà bạn cần tìm thông tin trong bài đọc để điền.Do đó mà nhiều bạn thấy dạng đề này dễ hơn so với True/false/Not given hay matching Heading, multiple choice,…. Nhưng, đơn giản cũng không nên chủ quan nha bạn.
2. Những vấn đề thường gặp
- Vẫn là một lỗi sai xưa cũ, chính là học sinh luôn cố gắng tìm những từ trong bài đọc sao cho giống y hệt với những từ có sẵn trong câu văn đã cho. Thay vì làm vậy, bạn chỉ nên tìm những từ mang nghĩa giống (như paraphrase và từ đồng nghĩa)
- Một vấn đề phổ biến khác là thí sinh không đọc kỹ hướng dẫn làm bài, nên viết nhiều từ hơn số từ cho phép, hoặc viết những từ không xuất hiện trong bài đọc, như đã nói đến ở trên.
- Cuối cùng, thí sinh thường có xu hướng đọc bài đọc trước khi đọc câu hỏi. Làm như thế có thể gây nhầm lẫn cho hầu hết thí sinh và làm họ lãng phí thời gian. Đọc trước các câu hỏi sẽ tốt hơn.
3. Mẹo làm IELTS Reading dạng đề Gap-filling
Bước 1: Đọc đoạn tóm tắt, gạch chân keyword để dễ dàng xác định được đoạn văn chứa thông tin và đoán nội dung mà cả đoạn thể hiện.
Bước 2: Xác định dạng từ cần điền là danh từ, động từ, tính từ hay là chia động từ dạng quá khứ, hiện tại hay tương lai…Phần này liên quan đến ngữ pháp cả đoạn văn.
Bước 3: Đọc đoạn văn. Kỹ năng cần thiết dành cho các bạn khi làm dạng bài này là đọc lướt nhanh và tìm được đoạn văn có chứa thông tin liên quan đến đoạn tóm tắt ở câu hỏi, sơ đồ. Khi tìm được thông tin tương tự thì bạn dừng lại để đối chiếu thông tin.
Bước 4: Dò theo từ khóa và đoạn văn sau đó điền từ theo xác định đúng ngữ pháp và đáp án từ thông tin trong bài.
4. Ví dụ
Xác định đây là dạng Gap-filling có bảng liệt kê từ cần điền có sẵn nên ta sẽ thuận lợi hơn trong việc hoàn thành bài
Bước 1: Gạch chân keyword trong đoạn tóm tắt
Bước 2: Xác định các từ cần điền đều là danh từ và bắt đầu tiến tới xác định đoạn văn chứa thông tin
Bước 3: Đọc bài đọc để xác định đoạn văn chứa thông tin
(27) Đọc đoạn tóm tắt có thể thấy được nội dung có chứa vị trí điền từ đang nói đến lý do vì sao mọi người không đến viện bảo tàng để đọc bản thảo gốc của các cuốn tiểu thuyết.
Ta có keyword đầu tiên” original manuscript of novel” = “writer’s actual manuscript” ngay đoạn thứ 2 của bài đọc,và đoạn này thấy có đề cập đến tình hình ít người muốn đến bảo tàng đọc bản thảo gốc của tác giả
⇒ Thông tin chắc chắn trong đoạn này nên ta tiếp tục phân tích.
Ta thấy câu sau đó có “explain” nên chắc chắn là đang giải thích lý do cho tình trạng trên
” This might be explained by the fact that the novel has evolved precisely because of technological developments that made it possible to print out huge number of texts…”
Điều này có thể được giải thích bởi thực tế là cuốn tiểu thuyết đã được sao chép một cách chính xác nhờ vào sự phát triển công nghệ đã cho phép in một số lượng lớn các văn bản.
⇒ ” huge number of texts”= mass production
⇒ Đáp án B
(28) Thông tin yêu cầu xác định yếu tố quan trọng nhất liên quan đến các cuốn tiểu. Dự đoán trong tất cả từ trong bảng, đáp án H: underlying ideas- ý nghĩa có thể là đáp án đúng
“With novels, the reader attends mainly to the meaning of words rather than the way they are printed on the page”
Người đọc tập trung chủ yếu vào ý nghĩa của từ hơn là cách chúng được in trên giấy
⇒ “meaning of words”= “underlying ideas”
⇒ Đáp án H
(29) Thông tin cần điền có liên quan đến việc các nhà nghệ thuật rất sẵn lòng hướng dẫn cái gì/ ai đó để sản xuất bản copy các tác phẩm của họ.
” in the 16th century, artists seemed perfectly content to assign the reproduction of their creations to their workshop apprentices.”
Trong thế kỷ 16, các nghệ sỹ có vẻ hoàn toàn hài lòng khi phân công việc sao chép các tác phẩm của họ cho những người học nghề của mình.
Keyword ” instruct”= “assign”
” reproducing”= ” produce copies”
⇒ “workshop apprentices”= “assistants”
⇒ Đáp án L
(30) Thông tin cần điền có liên quan đến sự hỗ trợ tuyệt vời của phương pháp mới trong việc tái bản các tác phẩm nghệ thuật.
Ta tìm thấy những keyword như “surface relief”, “colour” trong đoạn
” Today, reproducing pictures is incomparably more simple and reliable, with reprographic techniques that allow the production of high-quality prints made exactly to the original scale, with faithful colour values, and even with duplication of the surface relief of the painting.”
Và ngày nay, nhiệm vụ sao chép hình ảnh trở nên dễ dàng và đáng tin cậy hơn, với kỹ thuật sao chép cho phép in ra bản sao chất lượng cao theo đúng kích thước ban đầu, với các giá trị màu nguyên bản, và thậm chí là sao chép cả việc làm nổi bề mặt của bức tranh.
⇒ “original of scale”= “Size”
⇒ Đáp án G
(31) Câu này khá dễ. Thông tin cần điền có liên quan đến sự yêu thích của khách tham quan đến bảo tàng không phải là những tác phẩm nghệ thuật nguyên bản nữa nhưng bảo tàng vẫn đẩy mạng ưu tiên cho những tác phẩm nghệ thuật đó
Đáp án chỉ có thể là “public”
Ta có thể tìm thấy thông tin ở câu
“But despite an implicit recognition that the spread of good reproductions can be culturally valuable, museums continue to promote the special status of original work. Unfortunately, this seems to place severe limitations on the kind of experience offered to visitors”
Việc lan truyền các bản sao chép chất lượng có thể có giá trị về mặt văn hoá, các viện bảo tàng vẫn tiếp tục đẩy mạnh vai trò đặc biệt của tác phẩm gốc. Thật không may, điều này dường như đặt ra những hạn chế nghiêm trọng đối với hình thức trải nghiệm được cung cấp cho khách tham quan.
⇒ “visitor”= “public”
⇒ Đáp án D
Bước 4: Kiểm tra lại đáp án để chắc chắn đúng về mặt ngữ pháp, từ loại.