Hướng dẫn luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu

1
5864

 

ielts

Ngồi chấm bài cho lớp IELTS Beginner sắp tới mà buồn buồn. Bài entrance test của mình không hề khó vì mình cũng có suy nghĩ các bạn có thể chưa học IELTS bao giờ nên chủ yếu kiểm tra từ vựng, ngữ pháp và nghe ở mức độ thấp. Nhưng chỉ duy nhất 1 bạn làm được 100%, điều đáng buồn hơn là rất nhiều bạn có mong muốn học IELTS nhưng đầu vào quá kém

Bài viết này mình giành cho các bạn sẽ không học khóa IELTS tháng 8 của mình cũng như các bạn mới bắt tay vào luyện thi IELTS để các bạn có được định hướng và cách ôn IELTS từ đầu

3 phần quan trọng cần nắm chắc và là nền tảng để bạn ôn thi IELTS là Ngữ pháp, Từ vựng và Phát âm – Hãy luyện tập để master nó trước khi bước vào quá trình ôn thi

Giai đoạn 1: “Ngữ pháp, Ngữ âm, Từ Vựng”  – HỌC CHẮC, NẮM VỮNG

Không chỉ riêng gì việc ôn luyện IELTS, dù bạn học tiếng Anh cho bất cứ kì thi nào bạn cũng nên dành thời gian và công sức để nắm vững vàng 3 điều trên vì nó sẽ là kiềng ba chân vững chắc nhất để bạn không bị lung lay và mắc phải lỗi dịch từ Việt sang Anh theo kiểu word by word.  

Tuy nhiên, với level thấp, học “NP, NA, TV” như thế nào để khi bắt đầu bước vào giai đoạn luyện skill, bạn sẽ không bị “vấp”. Mình chưa nói đến việc bạn có thể áp dụng ngữ pháp, hay ngữ âm đó thuần thục, mình chỉ mới nhắc đến việc bạn có thể hiểu được tại sao người ta lại viết câu như thế, tại sao người ta lại phát âm như vậy.

 Ngữ Pháp: Nắm vững NP là điều tối quan trọng đối với kỳ thi có tính academic như IELTS. Vì background NP quá kém, bạn sẽ ko thể nghe được, đọc được, viết được và nói được. Để giải quyết khâu này, mình đề xuất các bạn học NP như sau:

 Đây là cuốn sách mình dạy cho học trò của mình từ bắt đầu cho đến bây giờ IELTS tầm 5.0. Với từng phấn mình giải thích ngữ pháp rất nhanh và số lượng bài tập mình yêu cầu bạn ý làm hằng ngày cực nhiều, kiểu mưa dầm thấm lâu ý. Mục đích là lôi lại hết các phần ngữ pháp đã được học từ cấp 2 cấp 3 để bạn ý có thể viết câu đúng, nói và nghe đúng. Luyện cuốn này trong vòng 2 tháng. Sách không có bản pdf nên các bạn có thể tìm mua tại các hiệu sách lớn nhé.

Giai-thich-ngu-phap-tieng-Anh-Chi-voi-80000d

 Bạn cũng nên down cuốn Grammar for Ielts để học. Cái hay của cuốn sách là trích những bài đọc, viết hoặc nghe trong IELTS mà phải hiểu một chủ điểm ngữ pháp nào đó ( câu điều kiện, sự hòa hợp giữa chủ ngữ …), bạn mới làm tốt được.  Tuy nhiên, cuốn này viết hoàn toàn bằng Tiếng Anh nên hơi khó đọc hơn chút nhưng thực sự hữu ích. Hãy cố gắng!

 Học phần nào hãy làm bài tập thật nhiều và kỹ lưỡng phần đó, không bỏ dở vì chán nản hay bất cứ lí do cá nhân nào cho đến khi nắm vững.

Bạn nên làm các dạng bài tập như tìm lỗi sai, viết lại câu vì lên ngữ pháp rất nhanh

Ngữ âm:  Luyện ngữ âm tức là bạn học cách đặt khẩu hình như thế nào để tạo ra cách âm chính xác. So với ngữ pháp, thì ngữ âm khó hơn nhiều vì âm TV rất khác TA và người Việt nói ko hay sử dụng ngữ điệu. Do đó, bạn nên chọn học những giáo trình luyện âm có cách hướng dẫn đặt khẩu hình dễ hiểu nhất. Có nhiều bạn học những cuốn như Ship or Sheep hay hay pronunciation in use (giáo trình này mình không dùng nên không biết có bản pdf không. Tuy nhiên mình recommend dùng book không ngồi trước máy tính bạn thường bị các thứ khác cám dỗ nhiều hơn là học)

Để luyện khẩu hình miệng bạn có thể tham khảo 1 loạt các video trong kênh sau: https://www.youtube.com/watch?v=uvSccYS100E

Từ vựng: Lời khuyên đầu tiên là hãy học trong ngữ cảnh

Cách học từ mới ngày học cấp 2 của mình là cô bắt chép chính tả chép đi chép lại vài lần, rất nhanh nhớ nhưng cũng cực kì nhanh quên luôn. Hãy học trong ngữ cảnh của câu để thấy được cách dùng của nó. Bạn không cần bỏ ra riêng một tháng trời để học từ vựng, mà chỉ cần song song nó trong quá trình học ngữ pháp là ok. Từ vựng không nâng lên trong tích tắc được mà phải là quá trình tích lũy theo thời gian. Mình cũng lưu ý là đừng mong bạn nhớ và dùng được 100% tất cả các từ đã học. Cá nhân mình thấy bạn nhớ được 50% lượng từ mới cũng đã là một điều đáng quý J

Thêm một điều nữa, khả năng ghi nhớ của bộ não (brain captivity) của mỗi người là khác nhau. Có bạn khả năng nhớ rất tốt và ngược lại nên hãy cân nhắc số lượng từ vựng bạn học mỗi ngày nhé. Ko cần phải học nhiều từ trong 1 ngày đâu. Tuy nhiên phải thường xuyên học. Mỗi ngày dành 30 phút học từ mới. Chẳng mấy chốc bạn trở thành chuyên gia “vocab”

Khi từ mới của bạn đã hòm hòm rồi, tập luôn cho mình cách đọc lướt nhanh. Mục đích là để bạn “làm quen” dần với kỹ năng skim, scan rất quan trọng trong phần thi Reading. Trong quá trình đọc, hãy để mắt mình lướt đầy đủ hết các từ, câu nhé. Từ nào chưa biết, cứ “thoải con gà mái” bỏ qua. Sau đó chek phát âm và nghĩa cũng ko muộn

Timeline:  Nếu ngày nào cũng dành được 3 tiếng để học NP, NA, TV, thì khoảng 3 – 4 tháng, bạn chuyển sang giai đoạn skill là vừa rồi đấy.  Sau thời gian đó bạn đã có thể tham gia vào lớp học để mình hướng dẫn các skill cũng như định hướng cách học tốt nhất cho bạn về cả 4 kỹ năng.

Giai đoạn 2: Hãy đi từ đầu đến cuối cuốn The official guide to IELTS Test

Nghe: Với bất ký đoạn audio nào dù ngắn hay dài hãy chép chính tả. Đó là cách học mình thấy tốt nhất và giúp thời gian luyện tập của bạn không hề lãng phí tí nào luôn, tai quen với ngữ ấm, từ vựng được củng cố. Lúc đầu có thể hơi nản chút vì công việc khá nhàm chán, nên bạn có thể bắt đầu bằng những bài nghe ngắn khoảng 2 3 câu trước, r chuyển sang những bài nghe dài hơn

Đọc: Hãy tham khảo cách làm bài đối với từng dạng bài trong IELTS Reading mà mình chia sẻ nhé

Viết và nói: Riêng phần này mình khuyên các bạn nên tầm sư học đạo để có hướng ôn luyện đúng đắn ngay từ đầu

Mong các bạn nỗ lực và vượt qua được sự lười biếng, giữ được chữ “nhẫn” trong quá trình học và đi đến đích! Bất cứ khó khăn, hãy email cho mình nếu mình có thể giúp!

Nguồn : Thanhloanblog

1 COMMENT

  1. thật ra Ielts không khó như nhiều người vẫn nghĩ đâu, quan trọng là phải có bí quyết với cả chọn đúng trung tâm để theo học nữa

LEAVE A REPLY