Cách làm dạng bài True, False, Not Given/ Yes, No, Not Given trong IELTS Reading

0
1154

Dạng bài True/False/Not given, Yes/No/Not Given được đánh giá là dạng khó nhất trong bài thi IELTS Reading. Hôm nay, Sunrise sẽ chia sẻ tấn tần tật những bí kíp làm dạng bài này để bạn đạt kết quả cao nhất trong IELTS Reading nhé.

1. Khác nhau giữa True, False, Not Given / Yes, No, Not Given

  • True / False / Not Given dùng cho các sự việc đã xảy ra (fact)

TRUE: Khi bài đọc có thông tin và khẳng định thông tin đó.

FALSE: Khi bài đọc có thông tin trái ngược hoàn toàn.

NOT GIVEN: Khi không có thông tin hoặc không thể xác định được.

  • Yes / No / Not Given dùng cho các ý kiến của tác giả  (opinion)

YES: khi ý của phần nhận định (statements) trùng khớp với ý tác giả đưa ra trong bài.

NO: khi ý của  phần nhận định (statements) trái ngược với ý tác giả đã nêu.

NOT GIVEN: khi thông tin đó không có trong bài đọc

Tóm lại, đối với dạng câu hỏi True/False/Not Given, bạn phải dựa theo những fact trong bài, và bạn không nên tự suy đoán ra đáp án của câu hỏi. Bạn phải tìm được những câu, từ ngữ giống, đồng nghĩa (synonyms) hoặc khác, trái nghĩa (antonyms) trong bài để quyết định câu statement đó là True hay False.

Còn đối với dạng Yes/No/Not Given, bạn phải hiểu nhận định (statement) đó là gì và bạn phải tìm được ý kiến của người viết trong bài về nhận định đó. Một lưu ý nhỏ đối với dạng câu hỏi này là có khi câu statement chỉ có nghĩa tương tự (similar) thì đó là False.

2. Các lỗi thường gặp trong cách làm dạng bài True, False, Not Given/ Yes, No, Not given

  • Vấn đề lớn nhất trong dạng bài này nằm ở “Not Given”.Hầu hết người mới ôn IELTS Reading đều không chắc chắn nên tìm gì. Bạn có thể lưu ý về “Not given” như sau: Not given được đưa ra khi thông tin trong đề bài không đủ để xác định là TRUE hay là FALSE. Câu hỏi và đoạn văn không liên quan nhau, câu hỏi 1 đằng mà câu trong bài reading 1 nẻo. Ngoài ra, câu hỏi sẽ được chọn NOT GIVEN, khi không thể dựa vào bài đọc để tìm ra chính xác đoạn văn paraphrase lại câu hỏi/ tìm ra cặp keywords tương đương (nếu là True) và cũng không thể nào tìm ra đoạn văn đối lập trái nghĩa hoàn toàn với câu hỏi/ tìm ra cặp keywords đối nghịch ( nếu là False).
  • Thí sinh không hiểu chính xác ý nghĩa của từng câu và do đó không thể xác định nếu đó là True hay False. Nhiều người tập trung vào các từ khóa thay vì hiểu toàn bộ ý nghĩa của mệnh đề.
  • Xác định từ khóa trong mệnh đề được đưa ra và sau đó cố gắng tìm các từ khớp chính xác trong văn bản. Bạn có thể làm như vậy, nhưng thông thường các từ sẽ là từ đồng nghĩa, không phải từ khớp chính xác.

3. Lưu ý:

  • Các câu trả lời xuất hiện theo thứ tự trong bài đọc.
  • Sẽ có đủ True, False, Not Given/ Yes, No, Not Given trong câu trả lời . Nếu như các câu trả lời của bạn chỉ có đáp án TRUE & FALSE mà không có NOT GIVEN, hoặc có TRUE & NOT GIVEN mà không có FALSE… thì có nghĩa bạn đã làm sai ở câu nào đó.
  • Cẩn thận với những trang từ chỉ tần suất (always, often, hardly,.), các từ chỉ khả năng xảy ra của hành động (probably, likely,…), các lượng từ (some, all, only,…)động từ khuyết thiếu (can, should, must,..) vì chúng có thể thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của câu hỏi. Những câu như vậy thường là False hoặc No
  • Cẩn thận với các câu hỏi dạng “The author says/ believes…” lúc này chúng ta không xét đến các facts có trong bài mà cần nghĩ đến ý kiến của tác giả.
  • Các mệnh đề sẽ không chứa đích xác từ cần tìm trong bài đọc. Chúng sẽ chứa các từ đồng nghĩa và paraphrasing. Do đó đừng cố gắng tìm kiếm chính xác các từ mà hãy tìm từ đồng nghĩa của nó.
  • Nếu bạn không thể tìm thấy thông tin mà bạn đang tìm kiếm thì có lẽ đó là NOT GIVEN. Đừng lãng phí thời gian để tìm kiếm điều không xuất hiện.

4. Trình tự làm bài

  • Sử dụng kỹ năng Skimming, đọc qua bài 1 lượt chứ không đọc và phân tích câu hỏi trước. Đảm bảo rằng bạn lượt qua được mọi từ. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian xác định khoảng thông tin.
  • Sau khi đọc xong 1 lượt văn bản, đọc qua 1 lượt toàn bộ câu hỏi để xác định các thông tin cần tìm kiếm, đánh dấu các câu trả lời trên bài.
  • Đọc lần lượt từng câu hỏi, phải hiểu hết câu hỏi muốn nói gì, không tìm theo key words.
  • Lướt lên văn bản, tìm xem có các yếu tố như từ đồng nghĩa hay paraphrase không và đọc kỹ những đoạn có thông tin chứa câu trả lời.
  • Đọc lại câu hỏi 1 lần nữa để đưa ra câu trả lời
  • Gạch chân các cụm từ trong bài và trong câu hỏi để có thể kiểm tra lại và sửa sai

5. Ví dụ

Câu hỏi Đáp án Giải thích
In the Example of suggestopedic teaching in the fourth paragraph, the only variable that changes is the music. False In the first part, the music is classical and the teacher reads the text slowly and solemnly,….In the second part, they listen to baroque music while the teacher reads the text in a normal speaking voice.

=> Tốc độ đọc của giáo viên cũng có thay đổi

Prior to the suggestopedia class, students are made aware that the language experience will be demanding False Through meeting with the staff and satisfied students they develop the expectation that learning will be easy and pleasant

=> “easy, pleasant” đối lập với “demanding”

=> Việc học ngôn ngữ với mong muốn trở nên dễ dàng và thoải mái

In the follow-up class, the teaching activities are similar to those used in conventional classes. True Such methods are not unusual in language teaching.

=> “ not unusual” tương đương “ conventional”

As an indirect benefit, students notice improvements in their memory Not given Không được đưa ra trong bài.
Teachers say they prefer suggestopedia to traditional approaches to language teaching Not given Không được đưa ra trong bài.
Students in a suggestopedia class retain more new vocabulary than those in ordinary classes. True Another difference from conventional teaching is the evidence that students can regularly learn 1000 new words of a foreign language during a suggestopedic session, as well as grammar and idiom.

Warning: A non-numeric value encountered in /home/sunrise/public_html/wp-content/themes/Newspaper/includes/wp_booster/td_block.php on line 353

LEAVE A REPLY